Trần Đình Long – Chân Dung “Ông Trùm thép” Việt Nam

Bên cạnh những cái tên đình đám như Phạm Nhật Vượng, Hồ Tùng Anh, … “Ông trùm thép” Trần Đình Long là cái tên được giới doanh nhân nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Mặc dù có lối sống không quá phô trương, nhưng những gì ông Long và tập đoàn Hòa Phát mang lại cho nền kinh tế Việt Nam vẫn khiến nhiều người cảm phục!

Tất tần tật về CEO Trần Đình Long

Được biết đến là một vị tỷ phú có phong cách làm việc nhanh, quyết liệt và đầy nguyên tắc; ông Long được nhiều người ví như là “tượng đài” cho các doanh nhân trẻ học tập và noi theo.

Trần Đình Long là ai?

CEO Long tên đầy đủ là Trần Đình Long. Ông là người đứng đầu Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát (HPG). Nhiều người còn ví von ông với cái tên “Ông trùm thép”. Song, ông chưa bao giờ thừa nhận điều đó bởi với ông, từ “ông trùm” nghe nó “to tát” lắm!.

Trần Đình Long sinh năm bao nhiêu? Quê ở đâu?

Người đứng đầu tập đoàn Hòa Phát sinh ngày 22 tháng 02 năm 1961. So về tuổi tác thì ông Long hơn tỷ phú Phạm Nhật Vượng 7 tuổi. Ông sinh ra trong một gia đình truyền thống hiếu học ở Hải Dương. Tuy nhiên, hiện tại ông đang sinh sống và làm việc tại quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Về giáo dục, ông Long có bằng cử nhân kinh tế của Đại học kinh tế quốc dân (1986).

Gia đình vị tỷ phú họ Trần

Mẹ của tỷ phú họ Trần là bà Đỗ Thị Giới – người đang nắm giữ 890,827 cổ phiếu tập đoàn Hòa Phát với giá trị tài sản ròng lên đến 36.2 tỷ đồng.

Vợ của ông Trần Đình Long là bà Vũ Thu Hiền sở hữu 110,522,391 cổ phiếu tập đoàn Hòa Phát. Tổng khối tài sản ròng đạt 4,492,7 tỷ đồng. Đồng thời, bà Hiền cùng vợ chủ tịch Phạm Nhật Vượng là bà Phạm Thu Hương chính thức lọt top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Con trai của CEO Long là Trần Vũ Minh và Trần Huyền Linh. Ngoài ra, không có nhiều thông tin về 2 người con này.

Sự nghiệp và khối tài sản của ông Trần Đình Long

Rất nhiều người thắc mắc về cuôc đời và sự nghiệp của vị tỷ phú ngoài 60 tuổi này. Theo thông tin từ báo chí, ông Long bắt đầu sự nghiệp từ năm 1992. Khi đó ông lên làm chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc công ty TNHH thiết bị phụ tùng Hòa Phát.

Sau đó đến năm 1996, ông Long đã trở thành cổ đông lớn nhất của các công ty thuộc nhóm Hòa Phát.

Đến tháng 03 năm 2019, cái tên Trần Đình Long chính thức trở thành tỷ phú triệu đô trên danh sách Real Time do tạp chí Forbes bình chọn. Bên cạnh khối tài sản của Phạm Nhật Vượng, ông Long cũng sở hữu khối tài sản lên tới 1 tỷ USD. Qua đó chính thức trở thành vị tỷ phú xếp thứ 1756 trên toàn cầu.

Theo thống kê tính đến cuối năm 2020, ông Long nắm giữ 864,000,000 cổ phiếu HPG, tương đương 33,523 tỉ đồng.

Trần Đình Long – Ông trùm thép Việt Nam

Ông Long được nhiều người ưu ái đặt cho cái tên “Ông trùm thép” Việt Nam. Quả đúng là vậy! Hiện nay khó có tập đoàn nào có thể vượt qua được tập đoàn Hòa Phát về mảng sản xuất gang thép, kim loại, … Ngoài ra, tập đoàn HPG cũng lấn sân sang cả mảng nông nghiệp, bất động sản, …

Năm 2019 có lẽ là năm “thăng hoa” của tập đoàn Hòa Phát. Theo thống kê trong năm đó tập đoàn này có lãi suất lên đến 7.500 tỷ đồng. Sau đó 1 năm con số lãi đã lên đến 13.000 tỷ đồng.

Chia sẻ về thành công này, ông Long cho biết:

“Có 3 điều làm nên thành công cho doanh nghiệp của tôi. Thứ nhất là đi đúng hướng và kiên định với những mục tiêu mình theo đuổi. Thứ hai là phân tích và nhận định đúng thị trường dài hạn, ngắn hạn. Thứ ba là do đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã làm cho nhu cầu sắt thép tăng mạnh!”.

Có thể thấy, Trần Đình Long là một trong những vị chủ tịch thành công nhất thời điểm bấy giờ. Mặc dù sẽ còn nhiều khó khăn và thử thách phía trước; nhưng hy vọng với tinh thần và ngọn lửa không bao giờ từ bỏ của mình; ông Long và tập đoàn Hòa Phát sẽ luôn vững mạnh và phát triển, ngày càng có nhiều đóng góp to lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước!

Bài viết liên quan