Shophouse đang ngày càng trở thành trào lưu hot tại Việt Nam. Đây là mô hình nhà ở kết hợp với kinh doanh cực kỳ sáng tạo. Vậy Shophouse là gì và có nên đầu tư vào thị trường này hay không? Cùng khám phá câu trả lời phía bên dưới nhé!
Định nghĩa Shophouse là gì?
Shophouse là nhà phố thương mại rất phổ biến. Mô hình này có sự kết hợp giữa nhà ở với kinh doanh thương mại. Mặc dù xuất hiện đã lâu trên thị trường quốc tế, nhưng tại Việt Nam, mô hình này mới được du nhập và trở thành xu hướng mới. Có thể nói, Shophouse đã tạo nên cơn sốt thực sự bởi thiết kế sáng tạo, thông minh và đa chức năng tạo điểm nhấn không thể tuyệt vời hơn dành cho chủ đầu tư.
Shophouse vừa có thể làm nhà ở, vừa có thể cho thuê kinh doanh để sinh lời. Ngoài ra, chủ sở hữu cũng có thể vừa cho thuê nhà ở lại vừa cho thuê theo hình thức shophouse for rent để tối đa lợi nhuận. Hình thức cho thuê này mang tính chất dài hạn nên rất được nhiều chủ kinh doanh yêu thích.
Lợi thế lớn của Shophouse còn được thể hiện ở chi phí thuê hợp lý, giấy tờ, quyền lợi pháp lý đầy đủ. Không gian và diện tích thoải mái, vị trí đẹp ở những khu đông dân cư sầm uất. Điều này sẽ đảm bảo cho chủ kinh doanh về mặt doanh thu đều đặn.
Ưu và nhược điểm của mô hình Shophouse là gì?
Ưu điểm của Shophouse là gì?
Vị trí đẹp
Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của Shophouse chính là vị trí đắc địa. Vì là mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh thương mại nên vị trí của Shophouse phải ở những nơi tập trung đông dân cư, trong lòng thành phố hoặc các khu chung cư, đô thị.
Hạn chế về số lượng
Nghe thì có vẻ đây là nhược điểm của Shophouse. Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm chết người đấy! Chính vì số lượng có sự giới hạn nên nguồn cung sẽ không đủ để đáp ứng cho nhu cầu. Do đó đây sẽ là một điểm cộng tuyệt vời cho các Nhà đầu tư, nhất là Những Nhà đầu tư đang “nhòm ngó” thị trường béo bở này!
Ngoài ra, theo dữ liệu thống kê thì đối với dự án tầm trung, số lượng Shophouse chỉ chiếm khoảng 2 – 3%, dự án lớn hơn thì có thể lên tới 5%. Rõ ràng đây là con số khá hạn chế và đã đẩy mức giá của Shophouse lên một tầm cao mới. Nhà đầu tư có thể cân nhắc xuống tiền trong thời điểm này.
Thiết kế thông minh – Tiện ích tuyệt vời!
Shophouse thường được thiết kế với 2 tầng tách biệt. Mỗi tầng sẽ có các chức năng khác nhau. Cụ thể:
– Kinh doanh: Tận dụng lợi thế vị trí tuyệt vời, chủ sở hữu Shophouse có thể vừa tạo không gian riêng tư cho nhà ở, vừa có thể mở cửa hàng kinh doanh hoặc cho thuê cửa hàng kinh doanh. Phương án này sẽ đem về lợi nhuận nhanh chóng cho các chủ đầu tư.
– Cho thuê văn phòng: Tận dụng cả về lợi thế vị trí và diện tích, Shophouse cũng cực kỳ thích hợp cho việc cho thuê làm văn phòng. Thiết kế của Shophouse phù hợp để đáp ứng được những tiêu chí về một văn phòng đại diện cho những công ty, tập đoàn lớn.
Shophouse có tính thanh khoản tốt!
Bởi vì nhu cầu sử dụng cửa hàng tại các khu chung cư, khu mua sắm hay khu tập trung đông dân cư ngày một tăng cao nên khả năng thanh khoản của Shophouse là vô cùng tuyệt vời. Nhà đầu tư có thể cân nhắc mua bán, cho thuê một Shophouse với lãi suất cao và ổn định. Trung bình có thể lên tới 8 – 12%/năm. Đây là con số còn cao hơn cả cho thuê chung cư hay gửi lãi suất ngân hàng. Nghe đã thấy hấp dẫn rồi phải không nào?
Có thể gia tăng tài sản từ nhiều cách khác nhau.
Nhiều Nhà đầu tư sở hữu Shophouse để tự kinh doanh mở cửa hàng, mở shop quần áo, thời trang… Tuy nhiên, một số Nhà đầu tư lại sử dụng Shophouse để cho thuê để đem lại giá trị ổn định. Mặc dù tự kinh doanh sẽ đem đến lãi suất cao hơn nhưng sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy hãy cân nhắc kỹ trước khi hành động nhé!
Nhược điểm của Shophouse là gì?
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì nhược điểm của Shophouse là gì thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là 4+ nhược điểm cơ bản nhất:
Vốn đầu tư lớn
Hiển nhiên là giá bán của Shophouse sẽ cao hơn so với căn hộ. Điều đó cũng có nghĩa là các Nhà đầu tư sẽ phải có số vốn đầu tư lớn hơn.
Vị trí phải là nơi tập trung đông dân cư
Nếu Shophouse có vị trí không đẹp, nơi dân cư thưa thớt, đời sống người dân ở tầm thấp thì thật khó để có được lượng khách hàng ổn định và lâu dài. Do đó, đây là một trong số nhược điểm của loại hình này.
Quyền sở hữu bị hạn chế!
Việc quyền sở hữu bị hạn chế là điều mà nhiều Nhà đầu tư e ngại khi xuống tiền. Theo luật của Nhà nước Việt Nam hiện nay, khi sở hữu Shophouse sẽ được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng. Nhưng đáng tiếc là thời hạn sử dụng bị giới hạn chỉ được 50 năm.
So sánh sự khác nhau giữa nhà mặt phố, biệt thự liền kề với Shophouse là gì?
Shophouse | Nhà mặt phố, biệt thự liền kề | |
Mục đích đầu tư | Tập trung hướng đến hoạt động kinh doanh thương mại hoặc cho thuê lại. | Có tính đa dạng hơn như nhà hàng, thời trang, cửa hàng tiện ích, nhu yếu phẩm… |
Cấu trúc và thiết kế | Thiết kế quy hoạch cứng không thể điều chỉnh cũng như không thể thay đổi cấu trúc. | Có thể xin cấp phép để thay đổi cấu trúc, cũng như xây dựng lại một cách độc lập mà không ảnh hưởng đến cấu trúc, quy hoạch của những ngôi nhà kế bên. |
Đối tượng khách hàng tiềm năng | Đối tượng khách hàng chủ yếu nằm trong quần thể khu đô thị đó, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng ngoài khu đô thị hạn chế hơn do đặc thù quy hoạch và thiết kế. | Dễ tiếp cận nên ngoài khách hàng trong khu vực lân cận, nhà mặt phố còn hấp dẫn một lượng lớn đối tượng khách hàng vãng lai hoặc khách hàng thường xuyên đi lại trên tuyến phố đó do thuận lợi từ việc tiếp cận dịch vụ. |
IV. Có nên đầu tư vào thị trường Shophouse thời điểm này không?
Chỉ trong vài năm trở lại đây, Shophouse đã trở thành loại hình được rất nhiều Nhà đầu tư săn đón. Bên cạnh phân khúc “ông vua” đất nền thì Shophouse cũng hứa hẹn sẽ đem lại làn gió mới cho thị trường nhà đất Việt Nam trong năm nay.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia, vị trí của Shophouse thuận lợi, được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cùng mật độ dân cư đông đúc. Thiết kế của Shophouse cũng là địa điểm lý tưởng để kinh doanh hay làm văn phòng cho thuê. Chính vì lẽ đó mà nhiều Nhà đầu tư đang nhắm đến phân khúc này.
Mặc dù còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như những nhược điểm chưa thể cải thiện, nhưng mô hình Shophouse vẫn đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các Nhà đầu tư. Hãy thật sự tỉnh táo để lựa chọn loại hình Bất động sản khôn ngoan trong thời điểm này nhé!