Hiện nay vẫn còn rất nhiều người dân bối rối về các quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm như thế nào? Khi tách thửa có cần điều kiện và lệ phí gì không? Thời gian hoàn thành có nhanh hay lâu?,… Và hàng vạn câu hỏi vì sao. Bài viết dưới đây Kaina.vn chúng tôi xin giải đáp một số thắc mắc cho bạn.
Tách thửa đất trồng cây lâu năm là gì?
Đất trồng cây lâu năm là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp. Loại đất này được sử dụng chủ yếu để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. Ví dụ như: Chè, cà phê, cao su, xà cừ, bưởi, hồi, cam, quế,…
Tách thửa đất trồng cây lâu năm nói một cách dễ hiểu đó là chia thửa đất đó thành nhiều thửa đất khác nhau. Còn theo quy định của Pháp luật thì tách thửa đất trồng cây lâu năm là thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở; và các tài sản khác gắn liền với thửa đất đó sau thủ tục chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn.
Sau thủ tục tách thửa đất trồng cây lâu năm, từ một sổ đỏ sẽ xuất hiện thêm hai hoặc nhiều hơn tùy theo diện tích tách thửa của người dân. Nhưng vẫn phải đảm bảo theo quy định của Pháp luật.
Xem thêm: Khám phá tất tần tật về đất trồng cây lâu năm
Điều kiện để tách thửa đất trồng cây lâu năm
Cũng như các loại đất khác, người dân nếu muốn được tách thửa đất trồng cây lâu năm thì phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của Pháp luật. Và các điều kiện cần đảm bảo như sau:
- Đất trồng cây lâu năm phải có giấy tờ rõ ràng chứng minh quyền sử dụng đất;
- Đất tách thửa đảm bảo không thuộc diện tranh chấp, hoặc đang bị khiếu nại và vẫn đang trong thời gian sử dụng;
- Đất trồng cây lâu năm tách thửa không nằm trong diện có thông báo tách thửa từ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Đảm bảo trong suốt quá trình sử dụng đất người dân không vi phạm các quy định về Luật đất đai;
- Đất không nằm trong các trường hợp không được tách thửa theo quy định của Luật pháp;
- Thửa đất nông nghiệp mới được hình thành do tách thửa. Thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích không nhỏ hơn so với quy định của UBND tỉnh tại địa phương đó.
Bên cạnh diện tích tối thiểu quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm, đất tách thửa cần phải đảm bảo thêm các quy định về các yếu tố như: Chiều dài, chiều rộng, mặt tiền, chiều sâu; đất không gắn liền với nhà đang thuê; đất không nằm trong các dự án quy hoạch của Nhà nước;… Và các quy định riêng do tỉnh địa phương đó quy định.
Các quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm
Về cơ bản bước tách thửa đất trồng cây lâu năm cũng tương tự như các loại đất khác, quy định tách thửa đất bao gồm 4 bước sau đây:
Bước 1: Người dân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm hai tài liệu như sau: Đơn xin tách thửa đất trồng cây lâu năm theo mẫu; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ;và quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 3: Văn phòng nơi người dân nộp hồ sơ sẽ tiến hành xử lý hồ sơ tách thửa đất.
Bước 4: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính khi nộp hồ sơ đề nghị tách đất.
Bước 5: Người đề nghị nhận kết quả tách thửa đất trồng cây lâu năm tại văn phòng.
Thời gian hoàn thành tách thửa đất trồng cây lâu năm
Theo quy định thời gian giải quyết hồ sơ đối với việc tách thửa đất trồng cây lâu năm là không quá 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; và không quá 25 ngày giải quyết đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Lệ phí tách thửa đất trồng cây lâu năm
Có các loại phí mà người dân cần phải hoàn thành đó là: Lệ phí trước bạ, Lệ phí đo đạc, lập bản đồ địa chính, lệ phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quy định lệ phí tại các địa phương là khác nhau. Đồng thời còn tùy thuộc vào từng trường hợp (vị trí, diện tích, thửa đất,…) mà số tiền phải nộp khác nhau.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm. Hi vọng bạn đã nắm rõ được nội dung quy định.
Chủ đề: Quy luật chuyển đổi từ đất trồng cây lâu năm lên thổ cư