Đô Thị Hóa Là Gì? Khái Niệm Đô Thị Bạn Cần Nắm Vững

Đô thị hóa là gì? Ngày nay, hiện tượng đô thị hóa diễn ra một cách nhanh chóng và có quy mô lớn. Đây là một trong những điểm đặc biệt nhất của thời đại hiện nay. Gắn liền với tốc độ phát triển của kinh tế và xã hội. Vậy đô thị hóa là gì và tác động của quá trình đô thị hóa là như thế nào?.

Khái niệm đô thị hóa là gì?

Đô thị hóa là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều quan tâm hiện nay. Đô thị hóa hay Urbanization. Đây là quá trình mở rộng của đô thị được tính theo tỷ lệ diện tích đô thị. Hoặc số dân thành thị trên các vùng, khu vực hay quốc gia. Cách tính này được gọi là mức độ đô thị hóa. Bên cạnh đó, đô thị hóa còn được tính bằng tỉ lệ gia tăng. Của 2 yếu tố trên theo thời gian hay còn gọi là tốc độ đô thị hóa.

Hiện nay, tại một số những quốc gia như Châu Âu hay Úc. Có mức độ đô thị hóa lớn hơn 80%. So với các nước đang phát triển là khoảng 35%. Bên cạnh đó. Tốc độ đô thị hóa tại những nước đang phát triển. Như Việt Nam cao hơn nhiều so với các quốc gia phát triển. Bởi vì, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nhưng trình độ quản lý đô thị. Cơ sở hạ tầng,… lại rất kém và không hiệu quả

Quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào?

Đô thị hóa chính là quá trình phát triển dân số tăng nhanh và liên tục, dân cư tập trung sinh sống tại những thành phố lớn. Đồng thời, lối sống thành thị trở nên phổ biến. Quá trình đô thị hóa được thể hiện qua những đặc trưng như:

  • Tăng tỉ trọng dân cư thị thành trong tổng số dân cư hiện có.
  • Dân số chuyển từ nông thôn lên thành phố lớn tăng cao.
  • Lối sống sinh hoạt của người thành thị trở nên phổ biến như cơ sở vật chất, trang thiết bị đa dạng, xuất hiện nhiều ngôi nhà cao tầng,…
  • Xuất hiện một số những khu công nghiệp mới, thu hút nhiều nguồn lao động từ nông thôn đến làm việc tại thành thị.

Tác động của quá trình đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa có ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái, nền kinh tế khu vực và cả môi trường. Điều đó được thể hiện qua tâm lý, lối sống, cơ sở vật chất kỹ thuật,…

Tác động tích cực:

  • Thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
  • Thay đổi cơ cấu lao động, kinh tế tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân. Từ đó, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao, chất lượng cuộc sống tốt hơn.
  • Phát triển, sử dụng lực lượng lao động với chất lượng cao.
  • Phân bố dân cư có sự thay đổi rõ rệt, đa dạng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
  • Tập trung lao động chuyên môn cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại từ đó thu hút mạnh nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

Tác động tiêu cực:

Nếu quá trình đô thị hóa nhanh chóng không gắn liền với công nghiệp hóa thì sẽ gây ra những tác động tiêu cực. Điều này được thể hiện qua:

Quá trình sản xuất ở những vùng nông thôn bị trì trệ do thiếu nhân lực vì nguồn lao động đã chuyển đến các thành phố để làm việc.

Đô thị phải chịu những áp lực nặng nề do thất nghiệp, môi trường bị ô nhiễm, cơ sở hạ tầng quá tải,… Điều này gây những bất ổn trong việc đảm bảo an ninh dẫn đến các tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghèo đói, mù chữ, sự phân chia giàu nghèo.

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến với môi trường

Tác động tích cực:

Đô thị hóa giúp hạn chế sử dụng tài nguyên đồng thời tăng cường hiệu quả sản xuất, làm giảm ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, vấn đề nước thải sinh hoạt được xử lý tốt hơn so với vùng nông thôn.

Tác động tiêu cực:

  • Đô thị hóa nhanh chóng làm cho lượng rác thải sinh hoạt tăng cao.
  • Số lượng người tại các đô thị luôn có chiều hướng gia tăng qua mỗi năm làm cho chất thải tăng nhanh gây khó khăn cho công tác xử lý.
  • Ô nhiễm tiếng ồn và môi trường không khí do hoạt động của các nhà máy lớn, xe máy,…
  • Lượng khói bụi ở mức cao, vượt ngưỡng cho phép tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM.
  • Lượng xe di chuyển lớn dẫn đến kẹt xe nghiêm trọng tại các đô thị gây ô nhiễm tiếng ồn, làm xấu bộ mặt thành phố.

Những ảnh hưởng của đô thị hóa đến thị trường bất động sản

Đô thị hóa có tác động rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, đây chính là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Vậy những ảnh hưởng đó là gì?

Nhu cầu ở tăng cao, diện tích đất thiếu hụt

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng làm cho nhu cầu về nhà ở tăng cao nhất là tại những thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM. Đặc biệt là nhà cho những người có thu nhập thấp nhưng quỹ đất nhà ở luôn trong tình trạng bị thiếu hụt một cách nghiêm trọng.

Trong báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội hiện nay đã hoàn thành 6 dự án, 43 dự án đang triển khai và 58 dự án nhà ở dự kiến hoàn thành năm 2020. Bên cạnh đó, Hà Nội vẫn còn thiếu 2,1 triệu m2 cho nhà ở xã hội.

Theo đánh giá của Impacts đô thị hóa làm cho bất động sản công nghiệp đang ngày càng tăng cao. Đông Nam Á sau này sẽ trở thành nhà máy của thế giới.

Đô thị hóa làm tăng giá trị bất động sản

Đô thị hóa là yếu tố quan trọng giúp thị trường bất động sản tăng cao. Vì quá trình quy hoạch xây dựng thường gắn liền với bất động sản. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông,… thuận lợi làm đất đai tăng giá trị.

Định hướng cho các nhà đầu tư. Bởi giá đất tăng lên sau khi các quy hoạch đô thị được duyệt. Ngoài ra, thị trường bất động sản cũng trở nên đa dạng hơn.

Trên đây là những giải đáp về khái niệm đô thị hóa là gì. Giúp bạn có thể tham khảo cho mình. Từ đó, bạn có thể hiểu hơn những tác động tích cực và tiêu cực. Của đô thị hóa đến với thị trường bất động sản.

Bài viết liên quan