Có nên đầu tư vào đất trồng cây hàng năm khác không?

Hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư bất động sản thường tìm kiếm những “lối đi riêng” để làm giàu. Một trong những cách được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất chính là đầu tư vào đất trồng cây hàng năm khác. Dưới đây là thông tin chi tiết về loại đất này.

Đất trồng cây hàng năm khác là gì?

Đất trồng cây hàng năm khác là loại đất được sử dụng để nhằm mục đích gia tăng sản xuất cây trồng ngắn hạn ( Không quá 1 năm). Những cây trồng này thường là các loại cây lương thực như lúa, mì, ngô, khoai, sắn, … Cây công nghiệp như cây mía, cói, đay, … Cây thực phẩm, cây dược liệu, …

Xem thêm: Đất trồng cây hàng năm khác là gì? Kiến thức về đất trồng cây!

Đặc điểm của đất trồng cây hàng năm khác

Đất trồng cây hàng năm là loại đất đặc biệt chuyên dùng cho phát triển nông – lâm nghiệp. Đặc điểm của loại đất này là màu mỡ, nhiều tiềm năng để khai thác và trồng cây quanh năm. Giống cây này từ lúc gieo hạt cho đến lúc thu hoạch chỉ vào khoảng 1 năm. Những cây khác có thời hạn cao hơn 1 năm thì sẽ trồng trên đất trồng cây lâu năm.

Ký hiệu đất trồng cây hàng năm khác

Để thuận tiện cho việc quản lý và dễ phân biệt các loại đất với nhau thì luật đất đai 2013 có nêu rõ về ký hiệu đất. Theo đó đất trồng cây hàng năm có ký hiệu là BHK. Ngoài ra, các đất khác có ký hiệu cụ thể như sau:

STT Loại đất
I Nhóm đất nông nghiệp
1 Đất chuyên trồng lúa nước
2 Đất trồng lúa nước còn lại
3 Đất lúa nương
4 Đất bằng trồng cây hàng năm khác
5 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
6 Đất trồng cây lâu năm
7 Đất rừng sản xuất
8 Đất rừng phòng hộ
9 Đất rừng đặc dụng
10 Đất nuôi trồng thủy sản
11 Đất làm muối
12 Đất nông nghiệp khác

 

Thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm khác

Đất trồng cây không phải là đất sở hữu vĩnh viễn. Thời hạn của đất trồng cây là 50 năm. Tuy nhiên, theo điều 61, 62, 64, 65 và khoản 1 Luật Đất đai 2013; nếu chủ sở hữu có nhu cầu tiếp tục sử dụng loại đất này thì cần hoàn tất các thủ tục gia hạn để được tiếp tục sử dụng đất trong 50 năm nữa.

Quy trình gia hạn đất trồng cây hàng năm:

Bước 1: Nộp hồ sơ lên ủy ban nhân dân xã. (Hoặc gửi đến cơ quan tài nguyên và môi trường)

Bước 2: UBND (Cơ quan tài nguyên và môi trường) sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và xác nhận về chủ sở hữu mảnh đất đó có đang sử dụng đúng mục đích là trồng cây hàng năm hay không. Xem xét nhà nước không có ý định thu hồi mảnh đất thì mới chuyển hồ sơ lên văn phòng đăng ký đất đai xử lý.

Bước 3: Tại đây tiếp tục kiểm tra hồ sơ. Làm lại thời gian cá nhân, hộ gia đình đó tiếp tục được sử dụng đất theo quy định. Cuối cùng là điều chỉnh và cập nhật vào hệ thống. Đồng thời trao giấy chứng nhận cho cá nhân, hộ gia đình sau khi đã nhận được chi phí tài chính theo quy định.

Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Xem thêm: Đất trồng cây lâu năm

Chuyển đổi đất trồng cây hàng năm khác sang đất ở

Tính chất tiếp theo của loại đất trồng cây này là có thể chuyển mục đích sử dụng. Tức là có thể làm thủ tục tiến hành xin chuyển từ đất hàng năm sang đất thổ cư. Tuy nhiên để làm được điều này cần phải thông qua được một số quy định theo đúng luật đất đai 2013.

Như vậy, người chủ sở hữu hoàn toàn có thể yên tâm về tính chuyển đổi của loại đất này. Điều đó đồng nghĩa với việc giá trị của đất sẽ tăng lên ngất ngưởng nếu lô đất đó thực sự trở thành đất thổ cư.

Giá đất trồng cây hàng năm

Nhiều người còn thắc mắc về giá trị của đất trồng cây. Theo phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 104/2014/NĐ-CP quy định về khung giá đất; có thể xác định giá trị đất trồng cây hàng năm như sau:

Loại xã

Vùng kinh tế

Xã đồng bằng Xã trung du Xã miền núi
Giá tối thiểu Giá tối đa Giá tối thiểu Giá tối đa Giá tối thiểu Giá tối đa
1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc 22,0 105,0 17,0 90,0 10,0 85,0
2. Vùng đồng bằng sông Hồng 30,0 212,0 25,0 165,0 21,0 95,0
3. Vùng Bắc Trung bộ 8,0 125,0 6,0 95,0 5,0 85,0
4. Vùng duyên hải Nam Trung bộ 15,0 120,0 10,0 85,0 8,0 70,0
5. Vùng Tây Nguyên 5,0 105,0
6. Vùng Đông Nam bộ 15,0 250,0 12,0 110,0 10,0 160,0
7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long 15,0 212,0

 

Quy định sử dụng đất trồng cây hàng năm khác

Như Kaina.vn đã phân tích ở trên, đất trồng cây hàng năm hoàn toàn có thể lên được đất thổ cư. Nghĩa là sau khi đã hoàn tất thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng đất; loại đất này sẽ trở thành đất thổ cư. Người sở hữu không phải trồng trọt cây trồng, mà có thể xây nhà và sinh sống hoặc cho thuê nhà trên lô đất này.

Cụ thể, điều 57 của Luật đất đai 2013 có quy định:

“Khoản 1: Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Khoản 2: Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”

Xem thêm về đất phi nông nghiệp TẠI ĐÂY!

Có nên mua đất trồng cây hàng năm khác không?

Tóm lại, đất trồng cây hàng năm khác là loại đất nông nghiệp có tính chất đặc biệt. Người mua đất có thể xác định rõ mục đích mua của mình để có những bước đi tiếp theo. Thông thường người ta mua đất này để nhằm mục đích trồng trọt, gia tăng năng suất nông nghiệp.

Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư có tầm nhìn, có chiến lược và có kiến thức đầu tư bất động sản thì đây có thể là thị trường tiềm năng trong tương lai, giúp kiếm lời và gia tăng tài sản một cách nhanh chóng. Mặc dù còn ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn, nhưng đây vẫn là một thị trường đầy hứa hẹn mà các nhà đầu tư có thể tham khảo cho những dự án sắp tới của mình!

Bài viết liên quan