5 Lưu Ý Quan Trọng Khi Mua Đi Bán Lại Bất Động Sản!

Mua đi bán lại là một trong những hình thức đầu tư bất động sản phổ biến hiện nay. Được cả những người chưa có kinh nghiệm lẫn những nhà đầu tư lâu năm lựa chọn. Tuy nhiên, loại hình đầu tư mua đi bán lại bất động sản này không phải chuyện dễ dàng và lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ theo ý muốn. Vì thế nhà đầu tư cần xác định, lưu ý 5 điều sau trước khi xuống tiền.

Tìm đúng bất động sản

Không phải ngôi nhà, bất động sản nào cũng thích hợp với việc mua đi bán lại. Nhà đầu tư cần lựa chọn bất động sản ở phân khúc có nhiều khách hàng tiềm năng với mức giá hợp lý. Một nguyên tắc nữa cần ghi nhớ đó là mua đi bán lại không phải khoản đầu tư lâu dài so với những khoản đầu tư nhà đất khác.

Một số cách khoanh vùng để lựa chọn bất động sản phù hợp cho việc mua và bán lại mà bạn có thể cân nhắc là tìm kiếm những bất động sản bị thu hồi, bất động sản đầy đủ pháp lý rõ ràng hoặc bất động sản ở những khu vực đấu giá. Ngược lại, những ngôi nhà, mảnh đất đang trong diện cầm cố, tranh chấp, pháp lý không đầy đủ, rõ ràng thì các bạn nên tránh để không phải gánh chịu những rủi ro có thể xảy đến.

Mua đi bán lại bất động sản cần lưu ý cả nguồn vốn

Nguồn vốn là một trong những thách thức mà bạn đối mặt khi đầu tư theo hình thức mua đi – bán lại. Bạn phải cần vốn để xử lý các vấn đề khác như cải tạo bất động sản, thanh toán các khoản thuế, thủ tục hành chính,… để tăng giá trị cho bất động sản.

Để luôn chủ động về nguồn vốn, bên cạnh việc lập kế hoạch tài chính cụ thể, bạn cũng cần có một khoản ngân sách dự phòng để xử lý nếu mọi chuyện diễn ra không đúng theo kế hoạch ban đầu.

Sự chậm trễ

Sự cố chậm trễ trong một dự án không chỉ khiến bạn bực bội mà còn tạo ra vô số những hệ lụy khác.

Để tránh những hệ quả xấu có thể xảy ra do sự chậm trễ, bạn không nên chỉ dựa vào một người hoặc một công ty trong mọi phần việc. Thay vào đó, bạn cần phải cẩn thận trong việc kiểm tra các nhà thầu và đôi khi giá rẻ hơn nhưng chưa chắc đã tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên có các kế hoạch dự phòng cho mọi trường hợp. Mặc dù kế hoạch của bạn có tốt đến đâu thì một số sự chậm trễ vẫn sẽ có thể xảy ra. Vì thế bạn đừng bao giờ chủ quan, ít nhất kế hoạch dự phòng sẽ khiến bạn chủ động hơn trong mọi sự cố bất ngờ.

Dự trù những chi phí phát sinh

Như đã đề cập ở trên, việc lập ngân sách cho một khoản đầu tư mua đi bán lại luôn cần những khoản dự trù cho những chi phí phát sinh. Trên thực tế, phần lớn những khoản đầu tư đều tồn tại các khoản chi phí phát sinh ngoài dự tính.

Nếu khâu kiểm tra tài sản không kỹ lưỡng có thể sẽ dẫn đến nhiều khoản phí sửa chữa lớn. Ngoài ra, các thủ tục hành chính và thuế đôi khi cũng cần đến nhiều khoản phí. Vì thế, điều tốt nhất mà bạn nên làm là cố gắng lập ngân sách dự trù có giá trị đủ lớn, chủ động và sẵn sàng phòng tránh các trường hợp phát sinh.

Không hiểu biết về thị trường

Cuối cùng, bạn phải hiểu thị trường bất động sản trước khi quyết định xuống tiền đầu tư. Để làm được điều này không hề đơn giản, đòi hỏi bạn phải có thời gian, luôn trau dồi thêm kiến thức và học hỏi kinh nghiệm từ những người khác. Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên nghiên cứu để nắm bắt những thay đổi, biến động của thị trường ở bất kỳ thời điểm nào.

Kết luận: Không phải lúc nào việc mua đi bán lại bất động sản cũng đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư. Ngay cả những yếu tố chủ quan, không kiểm soát được như đại dịch Covid-19 cũng có thể gây nên những xáo trộn lớn trên thị trường và tâm lí của người tham gia giao dịch. Đây cũng chính là vấn đề lớn mà các nhà đầu tư cần tìm hiểu kĩ trước khi xuống tiền, dấn thân vào loại hình đầu tư này

Bài viết liên quan